ĐẠI LONG GROUP

https://www.dailong.vn


Thị trường BĐS toàn cầu quý III: Khối lượng đầu tư vào Châu Á, châu Âu, châu Mỹ tăng, nhưng phân bổ không đều

Theo công ty tư vấn bất động sản toàn cầu CBRE, khi tỷ lệ tiêm chủng được đẩy mạnh, số ca mắc mới các biến thể Covid-19 cũng giảm dần, GDP toàn đang bước vào đà phục hồi.
ad
Theo công ty tư vấn bất động sản toàn cầu CBRE, khi tỷ lệ tiêm chủng được đẩy mạnh, số ca mắc mới các biến thể Covid-19 cũng giảm dần, GDP toàn đang bước vào đà phục hồi.
ad

Kết thúc quý III, khối lượng đầu tư bất động sản thương mại toàn cầu đã tăng 95% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 315 tỷ USD. Cả ba châu lục lớn là châu Á, châu Âu và châu Mỹ đều báo cáo hoạt động đầu tư ngang bằng so với năm 2019, thời điểm đại dịch chưa bùng phát.
Châu Mỹ
Khối lượng đầu tư vào thị trường bất động sản thương mại châu Mỹ tiếp tục thể hiện sự hồi phục đáng kể trong quý III/2021, dẫn đầu là phân khúc nhà đất tại Mỹ. Tổng khối lượng đầu tư vào châu Mỹ trong quý III đã 152% so với cùng kỳ năm ngoái. So với xu hướng trước đại dịch Covid-19, sự tăng trưởng của các thị trường lớn đã bù đắp cho sự thiếu hụt các giao dịch ở thị trường cửa ngõ. Các chuyên gia dự đoán phân khúc văn phòng cũng sẽ sớm quay trở lại, góp phần vào sự phục hồi của thị trường bất động sản thương mại.
Phân khúc nhà đất chiếm 39% thị phần. Các thị trường quan trọng có thể kể đến như Sun Belt do Dallas, Atlanta và Phoenix (Mỹ) nhờ vào sự tăng trưởng việc làm sau đại dịch.
Trong khi đó, sau gần hai năm hoạt động đặc biệt vì ảnh hưởng của đại dịch, phân khúc bất động sản công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại. Thị trường này được kỳ vọng sẽ hoạt động tốt hơn nhờ sự tăng trưởng của thương mại điện tử và sản xuất, nhưng các nhà đầu tư vẫn có những lo lắng nhất định khi đối mặt với tỷ lệ vốn hóa thấp kỷ lục.
Doanh số bán khách sạn đã phục hồi tốt hơn trong 6 tháng qua, chủ yếu là tại những thành phố ven biển. Khi các lệnh giãn cách được nới lỏng, ngành du lịch sẽ trở thành động lực thúc đẩy lĩnh vực này tiếp tục phục hồi.
Trong khi đó, hai phân khúc cốt lõi là văn phòng và bán lẻ đều chứng kiến thị phần giảm, lần lượt là 19% và 9%. Việc quay trở lại văn phòng bị trì hoãn và sự thay đổi văn hóa làm việc đã khiến các nhà đầu tư cân nhắc khi xuống tiền vào những thị trường này.
Châu Âu
Việc nền kinh tế mở chửa trở lại sau những tháng ngày bị Covid-19 tấn công đã khôi phục niềm tin của nhà đầu tư và giúp khối lượng đầu tư vào thị trường bất động sản thương mại châu Âu tăng nhanh, ngang với thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát. Kết thúc quý III, tổng khối lượng đầu tư tại châu Âu đạt 94 tỷ USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước.
Thụy Điển (tăng 186%), Hà Lan (tăng 126%), Đức (tăng 96%) và Anh (tăng 68%) là những quốc gia dẫn đầu, chủ yếu được thúc đẩy bởi phân khúc nhà ở/chung cư. Lĩnh vực công nghiệp của Vương quốc Anh cũng thu hút một lượng lớn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư toàn cầu.
Tỷ trọng của phân khúc nhà đất và công nghiệp trong tổng khối lượng đầu tư của châu Âu lần lượt đạt 27% và 19% trong quý III. Cả hai lĩnh vực này đều nhận được sự thúc đẩy lớn sau khi đại dịch bùng phát. Đặc biệt, khi nguồn cung kho bãi được cải thiện, kết hợp nhu cầu tăng cao của nhà đầu tư với phân khúc bất động sản công nghiệp khi lĩnh vực thương mại điện tử phát triển có thể trở thành một “bước đệm” đưa phân khúc bất động sản công nghiệp lên nấc thang mới.
Ngược lại, thị phần lĩnh vực văn phòng giảm từ 40% thời điểm trước khi đại dịch bùng phát xuống còn 31% thời điểm hiện tại, do nhiều công ty không chắc chắn sẽ sử dụng văn phòng trong thời gian dài.
Mặc dù khối lượng đầu tư bán lẻ tiếp tục giảm, nhưng có khả năng sẽ phục hồi trong những quý tới do giá mặt bằng bán lẻ tương đối thấp. Khối lượng đầu tư vào khách sạn tăng trong quý III cũng chỉ ra rằng thời kỳ đen tối nhất với phân khúc này tại châu Âu đã qua.
Châu Á - Thái Bình Dương
Khối lượng đầu tư vào thị trường bất động sản thương mại Châu Á - Thái Bình Dương trong quý III tăng 24% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 34 tỷ USD. Doanh số tính đến thời điểm hiện tại là 102 tỷ USD, tăng 41% so với quý III/2020 và ngang bằng quý III/2019. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế của khu vực, điều này có thể sẽ làm giảm khối lượng đầu tư vào năm 2022.
Hong Kong (tăng 354%), Australia (tăng 121%) và Nhật Bản (tăng 89%) là những quốc gia dẫn đầu khu vực trong quý III.
Các thị trường văn phòng lớn như Seoul, Thượng Hải, Melbourne và Hong Kong vẫn hoạt động tốt trong kỳ. Ngoài các khu vực có vị trí đắc địa, nhiều tài sản văn phòng cho thuê nằm ở thị trường thứ cấp, nhưng có tiềm năng phát triển cũng được các nhà đầu tư quan tâm. Đây là lý do chính khiến phân khúc cho thuê văn phòng chiếm tỷ trọng cao trong tổng khối lượng đầu tư, đạt mức 50%.
Tỷ trọng với phân khúc công nghiệp giảm nhẹ xuống mức 21% trong quý III, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình 13% giai đoạn 2015 – 2019. Phần lớn thị trường đều tăng trưởng mạnh trong mùa dịch, đặc biệt là Úc và Trung Quốc. Nhu cầu đầu tư tăng cao đã lấn át những rủi ro tiềm tàng.
Lĩnh vực bán lẻ và nhà đất chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư với xu hướng tăng trong quý III. Trong khi đó, khối lượng đầu tư vào khách sạn vẫn chưa tăng khi phần lớn các quốc gia trong khu vực đã trải qua nhiều tháng phải thực hiện giãn cách xã hội. Dù vậy, các phân khúc này có tiềm năng tăng trưởng trong quý cuối cùng của năm 2021.
Dự đoán toàn cầu
Các chuyên gia CBRE dự báo thị trường bất động sản thương mại toàn cầu đã sẵn sàng cho quý cuối cùng bùng nổ. Trong đó, thị trường nhà đất và công nghiệp là động lực chính; bán lẻ và khách sạn dự kiến ​​sẽ phục hồi với sự gia trong các khoản đầu tư toàn cầu. Thị trường cho thuê văn phòng đang phục hồi ở những vùng ngoại thành, trong khi nội thành dự kiến có thể phục hồi trong năm sau. CBRE cũng ước tính rằng khối lượng đầu tư toàn cầu năm 2021 sẽ tăng khoảng 28%.
Anh Nguyễn (World Property Journal)

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây