Bùng nổ bất động sản nghỉ dưỡng nửa cuối năm 2019

Thứ sáu - 06/09/2019 00:31

Việt Nam đang có tốc độ đô thị hoá đứng đầu khu vực Đông Nam Á, cùng với sự gia tăng số lượng lớn các công nhân, kỹ sư nước ngoài làm việc tại Việt Nam và dòng vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI) đổ vào ngày càng nhiều. Những yếu tố này đang tạo ra sức cầu lớn cho bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng – du lịch.

Năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019, việc phát triển các dự án BĐS mới tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh gặp khó khăn về cơ chế, chính sách, quỹ đất. Trong khi đó, ngành Du lịch phát triển khá mạnh, đồng bộ với hạ tầng được Nhà nước quan tâm đã khiến các nhà đầu tư BĐS chuyển dần xu hướng tới các địa phương vùng biển như Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Thuận, Kiên Giang… để “săn” quỹ đất.

Việc nhiều doanh nghiệp địa ốc sẵn tiềm lực mạnh rầm rộ phát triển xu hướng trên, đang tạo ra làn sóng, dự kiến “bùng nổ” hàng loạt dự án BĐS nghỉ dưỡng từ nửa cuối năm 2019. Thống kê mới nhất của Tập đoàn Tư vấn và Quản lý bất động sản (CBRE) cho thấy, hàng chục nghìn căn hộ condotel, biệt thự biển được các doanh nghiệp BĐS xây dựng và bàn giao tại các thành phố biển Việt Nam như: Hạ Long, Quảng Bình, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, Phú Quốc… đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư trong cả nước. Thêm vào đó, ngay từ đầu năm, thị trường BĐS đã đón nhận thêm “cú hích” lớn khi quy định pháp lý của loại hình Condotel, biệt thự biển đang dần được công nhận thông qua Chỉ thị 11/CT-TTg về các giải pháp thúc đẩy thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh.
 
tt dat 3

BĐS nghỉ dưỡng, biệt thự biển đang thu hút nhều nhà đầu tư trong cả nước.
Tại hội thảo về Xu hướng mới và cơ hội đầu tư BĐS nghỉ dưỡng nửa cuối năm 2019 do Chuyên trang đầu tư bất động sản CafeLand tổ chức ngày 15/5 tại Hà Nội, các chuyên gia đầu ngành BĐS và đại diện Bộ Xây dựng cũng nhận định, Chỉ thị 11 như chất xúc tác pháp lý, tạo điều kiện bản lề cho thị trường BĐS, trong đó có BĐS nghỉ dưỡng phát triển bền vững.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư, năm 2018, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 15,5 triệu lượt người, tăng 20% so với năm trước và khách du lịch nội địa đạt khoảng 80 triệu lượt người, tăng 10% so với năm trước. Xu hướng này tiếp tục diễn ra trong những tháng đầu năm nay. Đây là cơ hội để các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư vào các dự án BĐS nghỉ dưỡng ở Việt Nam. Điển hình trong số đó là Tập đoàn Novaland, Vingroup, Sungroup, Phú Long… đã và đang đầu tư mạnh phân khúc này tại Phan Thiết, Cam Ranh…
Còn theo Tiến sỹ Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Việt Nam, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài rót vào Việt Nam liên tục tăng mạnh, đang góp phần thúc đẩy nhu cầu đầu tư vào BĐS nghỉ dưỡng – du lịch, vì Việt Nam được đánh giá là miền đất đáng tin cậy của các nhà đầu tư.
Đồng quan điểm, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường dẫn chứng, nếu so sánh tổng số các dự án BĐS nghỉ dưỡng - du lịch tại Việt Nam với các nước mạnh về du lịch ở Đông Nam Á, thì số lượng của Việt Nam vẫn còn quá thấp. Trong khi đó, tăng trưởng du lịch của Việt Nam vẫn đang ở mức 30%/năm, thuộc nhóm đứng đầu thế giới. Do đó, trong tầm nhìn dài hạn thì nguồn cung của condotel, biệt thự biển ở Việt Nam cung chưa thể vượt cầu.
Nhà nước cũng đã có chủ trương đưa kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều chính sách khuyến khích như đổi mới thủ tục cấp visa du lịch, tổ chức các sự kiện quốc tế, phát triển nhanh hạ tầng giao thông, du lịch... Tuy đến đầu năm 2019, tình trạng giảm giao dịch các BĐS dạng condotel đang xảy ra tại một số địa phương, nhưng việc này chỉ mang tính địa phương và tức thời. Có thể lý do làm giảm giao dịch lại chính là những nhược điểm về chính sách siết tín dụng cho BĐS và thiếu cơ chế pháp lý của loại hình này.
Ở góc nhìn của chuyên gia tài chính, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu băn khoăn về tính pháp lý hiện nay của BĐS nghỉ dưỡng, nhất là với các nhà đầu tư thứ cấp. Các ngân hàng đang lúng túng khi nhận tài sản thế chấp là condotel, biệt thự biển. “Đây đều là BĐS kinh doanh, do đó, tất cả các quy định pháp luật về đất đai hay thuế cần xem đây là BĐS kinh doanh. Chính phủ, Quốc hội cần sớm tháo gỡ vấn đề pháp lý để ngân hàng yên tâm khi nhận thế chấp, người mua nhà yên tâm về quyền sở hữu”, ông Nguyễn Trí Hiếu cho hay.
Vì vậy, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Khởi khẳng định, cơ sở pháp lý của các loại hình BĐS nghỉ dưỡng đã rõ ràng, nhưng chỉ có các quy định là chưa đầy đủ. Bản thân nhiều nhà đầu tư cũng chưa hiểu rõ về loại hình BĐS nghỉ dưỡng, cũng như về cơ chế, cách thức. Tuy nhiên, thời gian tới, loại hình này sẽ là điểm thu hút đầu tư khá tiềm năng cả trong ngắn và dài hạn.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Fanpage

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây